Bố mẹ nào cũng có niềm kiêu hãnh, và tự hào về con cái rất cao, nên khi biết con chậm phát triển trí tuệ là một cú sốc rất lớn đối với họ. Buồn phiền và cảm thấy tự ti khi con mình chậm phát triển so với những đứa trẻ khác. Bài viết dưới đây giúp bố mẹ cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ đúng cách nhất
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển
Trẻ chậm phát triển được chia ra nhiều mức độ. Trường hợp nhẹ, trẻ vẫn có thể theo học ở các lớp tiểu học, song việc theo học sẽ hơi khó khăn với trẻ và kết quả học tập cũng kém hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.
Nếu trẻ chậm phát triển mức độ vừa, trẻ sẽ hầu như không theo học được, không tính toán được nhưng ngôn ngữ đủ để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và có thể làm được những công việc đơn giản.
Với những trẻ có mức độ nặng hơn, trí tuệ rất thấp, ngôn ngữ không có hoặc rất nghèo nàn, trẻ sẽ không thể giao tiếp. Những trẻ này luôn cần có người ở bên để chăm sóc theo sát.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển ở trẻ, trong đó chủ yếu được thống kê gồm những nguyên nhân chính như sau: di truyền, các tác động có hại đến người mẹ khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu như mắc một số bệnh do vi rút, ký sinh trùng, uống một số loại thuốc gây hại cho thai, sinh non, trẻ bị ngạt, can thiệp sản khoa, các bệnh mắc phải trong những năm đầu và thiếu các kích thích của môi trường xã hội…Có thể phát hiện sớm dấu hiệu ở trẻ qua các triệu chứng như khi trẻ đến tuổi vẫn chậm về hành động: chậm lẫy, ngồi, đứng, đi… hay chậm phát triển ngôn ngữ, chậm nói, diễn đạt khó khăn… trẻ kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản, không ý thức được hậu quả hành vi của mình, chậm chạp, ít linh hoạt, phân biệt màu sắc sự vật kém
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển
Gửi trẻ ở trường đặc biệt
Tại các trường đặc biệt, trẻ sẽ được các chuyên gia sức khỏe tâm trí đánh giá đúng mức độ chậm phát triển trí tuệ của trẻ và có những hướng dẫn can thiệp đặc biệt. Phần lớn những trẻ được gửi vào trường là những trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình, không đủ khả năng làm những việc thông thường mà ở tuổi của trẻ đã có thể làm được.
Giáo viên dạy trẻ chậm phát triển thường được cho rằng phải có đầy đủ các yếu tố như: kiên trì, nhiệt huyết với trẻ, có tri thức chuyên môn cứng cỏi; bàn tay khéo léo để vận dụng thực tế và cải tạo môi trường.
Các phương pháp giáo dục trẻ chậm phát triển ở các trường đặc biệt bao gồm: phương pháp làm mẫu, phương pháp dùng lời đàm thoại, phương pháp nhắc đi nhắc lại nhiều lần, phương pháp động viên khuyến khích, cho trẻ thực hành trong thực tế, phương pháp chăm sóc cá biệt, phối hợp nhiều phương pháp tác động lên nhiều giác quan của trẻ…
>>> Xem thêm: Omegazinc - Hỗ trợ phát triển trí não và giảm tăng động ở trẻ em >>> Hotline tư vân miễn phí: 024.6674.7322
Một số hướng dẫn chung dành cho cha mẹ của trẻ chậm phát triển trí tuệ:
Cha mẹ nên linh hoạt hơn trong việc kỳ vọng điều gì ở con của mình.
Tùy theo mức độ chậm phát triển trí tuệ và lứa tuổi của trẻ, cha mẹ nên quyết định loại hình hoạt động nào họ muốn cho con học. Họ nên bắt đầu với những công việc đơn giản và chuyển sang những hoạt động ngày càng phức tạp hơn chỉ sau khi trẻ đã làm được những hoạt động đơn giản.
Các hoạt động nên được chia thành những phần việc nhỏ hơn. Ví dụ, việc tắm rửa có thể chia thành giai đoạn múc nước, cầm lấy xà phòng khi cha mẹ đưa cho trẻ, tự xoa xà phòng lên người, dội nước để làm sạch xà phòng và lau khô người bằng khăn tắm. Từng phần việc này phải được học riêng trước khi kết hợp thành một hành động phức hợp. Mỗi hoạt động nên được thực hành liên tục trong vòng ít nhất hai tuần trước khi cha mẹ chuyển sang dạy hoạt động tiếp theo.
Cha mẹ nên khích lệ trẻ thậm chí khi họ cảm thấy điều đó là vô nghĩa. Ví dụ, họ có thể nói chuyện hay đọc sách cho trẻ. Họ có thể cần phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp cho những trẻ bé hơn. Khi trẻ nói nhiều hơn, các bậc cha mẹ nên tăng mức độ giao tiếp và kể chuyện cho trẻ.
Cha mẹ nên có phần thưởng và động viên trẻ khi trẻ làm được việc gì cho dù là nhỏ.
Cha mẹ nên tìm những hoạt động để họ vừa có thể chơi với trẻ đồng thời lại có thể vẫn làm được việc nhà. Ví dụ, trẻ có thể học giúp mẹ các việc vặt trong nhà hàng ngày.
Những hoạt động xã hội như chào hỏi hay chia tay người khác, cùng chơi đồ chơi, xin phép lấy đồ của người khác, và học cách ứng xử với người khác giới là những khía cạnh quan trọng của việc điều chỉnh hành vi của trẻ để sống tự lập. Cha mẹ nên kiên nhẫn khi hướng dẫn trẻ và phải đóng vai trò gương mẫu cho trẻ. Họ nên giải thích rõ ràng họ mong muốn trẻ làm gì và tại sao đồng thời nên khích lệ trẻ khi việc đó được hoàn thành tốt.
Cha mẹ không nên quá bao bọc trẻ mà nên để trẻ làm những việc vừa sức với bản thân. Điều này giúp trẻ tự tin hơn.
Không bao giờ bỏ qua nhu cầu học tập của trẻ. Một số cha mẹ đơn giản cho rằng có thể bỏ qua việc giáo dục trẻ khi họ nhận thấy rằng trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng cần được hưởng nền giáo dục tương tự như các trẻ khác. Trẻ có thể học ở trường giáo dục đặc biệt cho trẻ em của địa phương.
>>>HOTLINE TƯ VẤN: 024.6674.7322<<<
Những điều cần nhớ khi điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ
Chậm phát triển phổ biến nhất là do chậm phát triển trí tuệ. Chậm phát triển trí tuệ không phải là bệnh mà là một trạng thái kéo dài suốt cuộc đời một con ngườì.
Đa phần những trẻ chậm phát triển trí tuệ có ngoại hình tương tự như trẻ khác.
Chậm phát triển trí tuệ không thể điều trị được song có thể phòng ngừa được. Việc đảm bảo thai phụ có sức khoẻ tốt, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khi mới sinh và trẻ bé giúp phòng ngừa phần lớn các trường hợp chậm phát triển trí tuệ.
Phát hiện sớm là quan trọng vì việc huấn luyện cha mẹ có thể giúp cải thiện kết quả cuối cùng cho trẻ này.
Chậm phát triển trí tuệ có thể không được phát hiện cho tới tận tuổi vị thành niên hay trưởng thành. Trong các tình huống như vậy, thường là những trường hợp chậm phát triển trí tuệ thể nhẹ.
Các bậc cha mẹ sẽ cần có thông tin về cách chăm sóc trẻ và phương pháp giáo dục đặc biệt.
Thuốc đóng vai trò thứ yếu đối với chậm phát triển trí tuệ, trừ khi để chống các cơn co giật và bệnh tâm thần nặng có thể xuất hiện ở một số trẻ.
Kỹ năng chăm sóc và nuôi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Mong rằng qua bài viết này các bậc bố phụ huynh có thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như kĩ năng cần thiết cho việc chăm sóc và tạo điều kiện giúp con mình phát triển. Điều quan trọng hơn hết là phụ huynh biết chấp nhận tình trạng của con mình, biết cách giúp các em phát huy khả năng và khắc phục hạn chế để từ đó làm thay đổi nhận thức của cộng đồng và tạo thêm cơ hội để các em hòa nhập xã hội.